SEO hình ảnh, tối ưu hóa hình ảnh (Image Optimization) là một yếu tố quan trọng của SEO Onpage, áp dụng các kỹ thuật tối ưu hình ảnh chuẩn SEO, giúp hình ảnh được xếp thứ hạng cao trên trang tìm kiếm hình ảnh của Google.
Nội dung
1. Kỹ thuật SEO hình ảnh lên top Google
Đặt tên ảnh có chứa từ khóa cần SEO, liên quan đến nội dung bài viết nhằm mô tả hình ảnh, không đặt tên vô nghĩa. Tên hình ảnh viết không dấu, dùng gạch nối giữa “–” và Google sẽ coi nó như là dấu cách, không chứa ký tự đặc biệt như số, #, *, @… Tên file ảnh không quá dài. Ví dụ các tên file ảnh chuẩn SEO: may-lam-toi-den-tiross.jpg huong-dan-kiem-tien-online-chi-tiet.png ma-giam-gia-tiki-moi-nhat.jpg huong-dan-seo-hinh-anh-chi-tiet.jpg Các tên file ảnh đặt không đúng: DCS0010.jpg seohinhanhlagi? mua máy đo huyết áp ở đâu.jpg2. Tối ưu thông tin metadata ảnh
Bổ sung các thông tin của file ảnh: mô tả, nguồn gốc, định dạng, tác giả,… cũng khá cần thiết trước khi upload ảnh. Bạn click chuột phải vào ảnh => chọn Properties => Details và điền các thông tin thẻ Title, Subject, Tag, Rating… Ví dụ: Mình tối ưu Metadata cho ảnh với từ khóa “mặt hàng bán online chạy nhất” Các thông tin metadata này cũng sẽ rất tốt để bảo vệ bản quyền hình ảnh, giúp xác nhận ảnh đó thuộc về bạn, tránh trường hợp người khác sử dụng hình ảnh của mình.3. Chọn đúng định dạng file ảnh
Có 3 loại định dạng file ảnh được sử dụng phổ biến nhất trên website là: JPEG, GIF và PNG, tương ứng dựa theo đuôi file ảnh .jpg, .png, .gif JPEG/ JPG: Định dạng ảnh sử dụng nhiều nhất, hiển thị nhiều màu sắc, phù hợp các file ảnh chụp kỹ thuật số, hỗ trợ đa màu. GIF: Dạng ảnh động. PNG: Định dạng ảnh tốt cho hình ảnh đồ họa JPEG cho chất lượng tốt hơn nhưng bù lại PNG cho dung lượng nén tốt hơn.4. Tối ưu dung lượng hình ảnh
WordPress có cơ chế tự động crop sinh ra nhiều tấm ảnh với size khác nhau, nếu bạn không để ý sẽ gây tốn dung lượng và tăng băng thông rất nhiều. Hãy tham khảo thủ thuật thiết lập Media để tối ưu host. 1 tấm ảnh quá nặng có thể khiến blog, website chậm hơn, nhiều lúc độc giả không đủ kiên nhẫn để chờ hình ảnh load xong. Do đó, tối ưu dung lượng file ảnh là việc bắt buộc để tiết kiệm dung lượng host, băng thông, không làm giảm tốc độ tải trang. Bạn nên nén ảnh để giảm dung lượng ảnh (image size) trước khi tải lên website nếu không có nhu cầu giữ nguyên chất lượng tối đa của ảnh.
Save for Web => Quality 70-80 Một số plugin nén ảnh WordPress giúp SEO hình ảnh rất tốt: EWWW Image Optimizer WP SmushIt Kraken Image Optimizer Ngoài ra, mình thường kết hợp với các công cụ khác: Adobe Photoshop TinyPNG Jpegmini compressjpeg Caesium ImageOptim PngOptimizer Kraken5. Giảm kích thước hình ảnh
Kích thước ảnh không nên quá lớn (> 1000px) và cũng không nên quá nhỏ (< 150px). Quy trình chuẩn: Trước khi upload ảnh, bạn hãy resize ảnh => nén ảnh => upload.6. Tối ưu thuộc tính Alt của ảnh – rất quan trọng
Thuộc tính Alt (alternative text – văn bản thay thế) của ảnh sẽ được hiển thị trên Google Images. Có Alt giúp ảnh của bạn dễ dàng có mặt trên Google Images hơn. Alt chính là keyword của ảnh. Các bot tìm kiếm của Google chỉ đọc được các thông tin từ URL và thuộc tính Alt của ảnh. Mục đích của Alt là cung cấp nội dung mô tả tập tin hình ảnh và hiển thị thông tin văn bản thay thế khi hình ảnh bị lỗi không hiển thị vì 1 lý do nào đó. Có chứa từ khóa:- Từ khóa chính, từ khóa liên quan, từ khóa LSI… Viết tiếng Việt có dấu nếu cần SEO từ khóa tiếng Việt, tiếng Anh thì viết bình thường, Không dùng dấu gạch ngang “-“.
- Ngắn gọn nhưng đầy đủ, không nhồi nhét từ khóa trong Alt, không viết quá dài.
- Phân bổ từ khóa hợp lý giữa các ảnh để đa dạng tối ưu thuộc tính Alt.
- Đúng ngữ cảnh nội dung cần mô tả.
- Không dùng từ chung chung như: image1.jpg, 2.jpg,…
7. Đặt tiêu đề Title hình ảnh
Alt và Title là 2 thuộc tính HTML quan trọng của ảnh IMG.
Thuộc tính Title (tiêu đề) của hình ảnh là phần thông tin bổ sung cho hình ảnh, ngắn gọn, mô tả nội dung ảnh và có chứa từ khóa càng tốt.
Mặc dù nó không quá quan trọng lắm đối với SEO, nhưng lại giúp tăng trải nghiệm của người dùng. Khi độc giả di chuột qua ảnh, tiêu đề ảnh sẽ hiển thị giúp họ biết ngay nội dung của tấm ảnh.
<img src="link ảnh" alt="mô tả ảnh" title="tiêu đề ảnh"/>
8. Sử dụng chú thích hình ảnh (Caption)
Chú thích là phần văn bản nhỏ mô tả ngay bên dưới hình ảnh. Google trích xuất thông tin về chủ đề của hình ảnh từ nội dung của trang, bao gồm cả chú thích và tiêu đề hình ảnh. Nếu bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mục đích bức ảnh, thêm caption là cách tốt nhất. 1 caption rõ ràng, chính xác giúp hình ảnh trở nên dễ hiểu hơn và gây ấn tượng chú ý ngay với người đọc. Có 1 thống kê là chú thích thu hút độc giả nhiều hơn 16% so với văn bản.
9. Xóa liên kết khỏi hình ảnh
Khi bạn tải lên hình ảnh, WordPress sẽ tự động tạo liên kết hình ảnh đến chính nó, ví dụ: /wp-content/uploads/2018/11/huong-dan-seo-hinh-anh-caption-1.jpg Khi người đọc nhấp chuột vào ảnh dù vô tình hay cố ý, họ sẽ được đưa đến tập tin hình ảnh. Điều này vô hình gây khó chịu cho độc giả, họ có thể chuyển sang trang web khác, ảnh hưởng đến tỷ lệ Bounce Rate của trang web.
WordPress hỗ trợ 4 kiểu chuyển hướng khi người dùng nhấp chuột vào ảnh: Media File Attachment Page Custom URL None10. Đăng ký bản quyền hình ảnh
Dù đây là cách lấy ảnh hữu hiệu và dễ dàng nhưng vô hình lại gây bất lợi cho SEO vì rất có thể bạn đang sử dụng hình ảnh có bản quyền. Theo Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA, bạn có thể bị report từ chủ sở hữu bức ảnh nếu bạn vi phạm bản quyền.
Google Images có thể lọc ra các kết quả hình ảnh phù hợp với mục đích của bạn mà không vi phạm bản quyền. Khi tìm kiếm hình ảnh, bạn hãy chọn Công cụ => Quyền sử dụng11. Chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội
Social Media – các mạng xã hội như: Pinterest, Instagram, Facebook, Twitter,… đóng vai trò rất quan trọng trong SEO và marketing – đặc biệt là SEO hình ảnh. Nếu muốn SEO hình ảnh lên top Google, bạn hãy thêm các nút chia sẻ mạng xã hội vào trong bài viết hoặc ghim vào trên bức ảnh.12. Tạo sitemap hình ảnh
Sitemap – bản đồ trang web, liệt kê tất cả các liên kết của một website và được thiết kế dành riêng cho trình thu thập dữ liệu hoặc người dùng. Sơ đồ trang web hình ảnh có thể cung cấp cho Googlebot thêm thông tin về các hình ảnh có trên trang web của bạn, đồng thời cung cấp URL của các hình ảnh. Điều này làm tăng khả năng người dùng tìm thấy hình ảnh của bạn trong kết quả search Google Images. Sitemap thường được lưu trữ dưới định dạng XML hoặc HTML trên website. Sau khi bạn tạo sitemap hình ảnh và gửi nó lên Google Search Console, các bot tìm kiếm của Google sẽ đi theo các địa chỉ có trong sitemap để thu thập dữ liệu. Việc website có sitemap là rất quan trọng, bạn cần tạo sitemap và submit lên Google Search Console.
13. Sử dụng công cụ tối ưu hình ảnh
SEO Optimized Images=> tối ưu hình ảnh SEO Image Optimizer=> tối ưu hình ảnh BJ Lazy Load=> tối ưu tải trang nhờ kỹ thuật Lazy Load hình ảnh Lazy Load=> tối ưu tải trang nhờ kỹ thuật Lazy Load hình ảnh14. Giữ 100% chất lượng file ảnh .JPEG khi tải lên
Mặc định, khi bạn upload ảnh lên, WordPress sẽ tự động giảm chất lượng hình ảnh các file .jpg xuống còn 90% so với chất lượng gốc. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh giữ nguyên 100% thì hãy thêm đoạn code sau vào file functions.php
<script src=”https://gist.github.com/riov3d/d34d21311d2317a2567104e6715c2075.js”></script>15. Geotag hình ảnh cho doanh nghiệp
Geotag ảnh hay geotagging, GEO tagging (geography – kinh độ và vĩ độ) là việc bạn gắn thẻ thông tin về vị trí địa lý, địa chỉ của doanh nghiệp vào bức ảnh. Điều này hỗ trợ rất tốt khi SEO hình ảnh, đặc biệt các hình ảnh gắn với doanh nghiệp, được chụp tại vị trí doanh nghiệp, công ty của bạn, hữu ích cho SEO Local Google Business. Giúp cho Google đánh giá website của bạn tốt hơn, tạo uy tín hơn. Với các bức ảnh được geotag, nó sẽ được gắn tọa độ địa lý chính là vị trí chính xác nơi mà bức ảnh được chụp. Để geotag ảnh, bạn có thể dùng PTS hoặc các công cụ online. Cá nhân mình hay dùng trang: https://tool.geoimgr.com/
16. Đặt hình ảnh trong bài viết hợp lý
Vị trí hình ảnh trong bài viết cũng khá quan trọng, mặc dù rõ ràng không có 1 vị trí chính xác là ảnh của bạn sẽ nên nằm ở đâu trong bài viết để tối ưu nhất. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, mình thường đặt hình ảnh xung quanh nội dung nào cần mô tả kỹ. Thông thường cứ cách tầm 200 – 300 chữ thì bạn nên chèn 1 hình ảnh để tránh người đọc phải đọc liên tục một đoạn văn. Ngoài ra, hình ảnh mà bạn lấy minh họa cần liên quan sát nhất tới nội dung ngữ cảnh ngay trước và sau của đoạn văn bạn đang dùng ảnh. Nghĩa là nội dung đoạn cần miêu tả, nội dung ảnh và thẻ ALT hình ảnh phải thống nhất với nhau.
17. Sử dụng Lazy Loading để tăng tốc tải trang
Lazy load – tải trễ, là 1 kỹ thuật rất quan trọng trong thiết kế website và SEO. Đại loại là nếu bạn dùng Lazy load cho hình ảnh thì chỉ khi người dùng cuộn chuột tới khu vực có ảnh, hình ảnh đó mới được tải và hiển thị ra cho người dùng. Điều này sẽ giúp cho việc load trang nhanh hơn, tăng thời gian time on site và giảm tỷ lệ thoát trang Bounce rate rất tốt. Rõ ràng, với những website mà có nhiều hình ảnh quá, việc tối ưu ảnh bạn đã thực hiện đầy đủ rồi thì bước áp dụng Lazy Loading cũng nên được áp dụng. Nếu website của bạn là WordPress thì có thể cài đặt các plugin hỗ trợ Lazy Load như: WP-Rocket, a3 Lazy Load,…
18. Cách theo dõi lượng truy cập tìm kiếm hình ảnh
SEO hình ảnh: Tổng kết
Tóm lại, để tối ưu hóa hình ảnh cho website chuẩn SEO, bạn hãy ghi nhớ các bước sau trong đầu mỗi khi bạn thêm ảnh vào trong bài viết:- Lựa chọn ảnh cẩn thận: chất lượng, rõ nét.
- Đặt tên file ảnh chuẩn, điền đầy đủ thông tin meta data ảnh.
- Chèn ảnh phù hợp với nội dung văn bản và độ dài văn bản.
- Đảm bảo kích thước hình ảnh chuẩn SEO.
- Tối ưu dung lượng file ảnh để tăng tốc độ tải trang.
- Điền đầy đủ thẻ ALT và tối ưu ALT cho ảnh.
- Khai báo dữ liệu có cấu trúc cho ảnh (nếu cần thiết).
- Nên căn ảnh ở bên phải hoặc giữa thay vì bên trái.
- Khai báo XML sitemap ảnh.
- Đăng ký bản quyền hình ảnh nếu cần.